Tuổi trẻ Lý Sơn bảo về “Mạch máu quê hương”

0
813
Cánh đồng tỏi Lý Sơn.
Lý Sơn, trước năm 2007 khi tỉnh Quảng Ngãi chưa khai thác tuyến du lịch Lý Sơn thì người dân Lý Sơn chủ yếu thu nhập từ hai nguồn chính nông nghiệp và ngư nghiệp.
 –
Người dân trên đảo lúc này chia thành hai nghề chính, một nghề nông và hai nghề biển. Nghề biển Lý Sơn vào những năm đó cũng khá thuận lợi cho việc khai thác hải sản, người trồng tỏi Lý Sơn lại khó khăn hơn. Năm 2007, tỉnh Quảng Ngãi hướng đến phát triển du lịch tại địa phương này. Tuy nhiên, du lịch lúc này vẫn không giúp được người dân trong nước biết đến Lý Sơn. Tháng 12/2007 khi được Cục Sở Hữu Trí Tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp phép chứng nhận thương hiệu tỏi Lý Sơn, lúc này cũng là thời điểm mà tỏi Lý Sơn vang xa hơn trên thị trường hình chữ S, nhờ vậy mà đảo Lý Sơn bắt đầu được người dân biết đến nhiều hơn. Khoảng thời gian kéo dài từ năm 2007 đến năm 2014 mọi người biết đến Lý Sơn thông qua thương hiệu tỏi Lý Sơn, mảng du lịch không ai biết đến. Năm 2014, du lịch Lý Sơn bắt đầu phát triển nhanh chóng vượt qua các địa phương khác trong tỉnh Quảng Ngãi, lúc này cây tỏi Lý Sơn càng vang xa hơn đến mọi miền tổ quốc.
 –
Nghề biển, du lịch Lý Sơn có phát triển và mang lại thu nhập tốt cho người dân. Tuy nhiên, đại đa số người dân trên đảo lại sản xuất cây tỏi và xem đây là thu nhập chích. Xét vào thời điểm trước, ngay bây giờ và sau này thì cây tỏi là nguồn thu nhập chính của đa số người dân Lý Sơn. Người dân xem cây tỏi như “mạch máu” của quê hương mình. Vậy mà “mạch máu quê hương” không chảy tuần hoàn một cách đều đặn, nó không thông suốt mà lúc thông, lúc nghẽn. Nguyên nhân nào làm cho “mạch máu” chạy không ổn định? Có thể có một vài nguyên nhân sau:
 
Nguyên nhân thứ nhất là thời tiết mùa tỏi năm đó. Cây tỏi gặp thời tiết quá nắng hay quá lạnh đều không đạt sản lượng cao. Nếu quá nắng sẽ làm cho người nông dân không đủ nước để tưới tiêu, kết quả cây tỏi không phát triển nên cho sản lượng thấp. Nếu mưa nhiều kết hợp lạnh làm cho cây tỏi bị bung vì tỏi phát triển quá mạnh, cây tỏi bung sẽ cho ra tỏi nức cũng mang đến sản lượng thấp. Hoặc làm cho tỏi mất mùa do gió bão, bão gió quá lớn sẽ cuốn tỏi đi hoặc quét sạch thân và lá cây tỏi, coi như mất trắng vụ mùa năm đó.
 –
Nguyên nhân thứ hai thường thấy và trái ngược với nguyên nhân thứ nhất là giá. Một quy luật bất biến của người nông dân với các loại nông sản “được mùa mất giá” hoặc ngược lại. Giá tỏi Lý Sơn thường lên xuống thất thường, năm lên đến gần 200.000 đồng/kg nhưng cũng có năm chỉ 30.000 đồng/kg.
 –
Một nguyên khác nữa, đây cũng là nguyên nhân then chốt làm cho “mạch máu” nghẽn liên tục. Đó là sự xuất hiện một vài loại tỏi của địa phương khác mang nhãn mác tỏi Lý Sơn. Điều này đã làm cho người tiêu dùng không còn tin vào thương hiệu tỏi Lý Sơn. Người tiêu dùng e dè, không biết mình đang sử dụng sản phẩm có phải chính sản phẩm tỏi Lý Sơn hay không.
 –
Thực ra những nguyên nhân trên làm cho giá tỏi Lý Sơn lên xuống bất thường ai cũng đã biết. Có quá nhiều bài phân tích thực trạng về giá tỏi Lý Sơn không ổn định. Vấn đề còn lại của những người con Lý Sơn và chính quyền Lý Sơn là làm thế nào để “mạch máu” luôn lưu thông không bị nghẽn.
 –
Chính quyền Lý Sơn đã có nhiều cách làm để bảo vệ thương hiệu và quyền lợi của người dân. Có thể thấy Chính quyền Lý Sơn đã ra sức tuyên truyền cho thương hiệu tỏi Lý Sơn qua các hội chợ nông sản từ Bắc chí Nam và qua báo đài. Chính quyền cũng đã cấm người dân Lý Sơn mang tỏi từ đất liền về Lý Sơn trộn vào để bán cho du khách. Tuy nhiên nếu mua tỏi từ đảo vào đất liền trộn với tỏi nơi khác, sau đó bán lại cho khách mang nhãn mác Lý Sơn thì sao? Chính quyền không can thiệp được việc này. Chính quyền làm chừng đó cũng đã cố gắng lắm, vì họ cũng gặp những khó khăn khác nhau.
 –
Chính quyền thì vậy, người trẻ Lý Sơn thì sao nhỉ? Họ đã, đang và sẽ làm gì để bảo vệ “mạch máu quê hương” mình. Nhiều người ra sức tuyên truyền cho tỏi Lý Sơn bằng cách này hay cách khác, một vài người khác thì viết bài chia sẻ kinh nghiệm nhận dạng tỏi Lý Sơn và tỏi địa phương khác, một số khác cố gắng tiêu thụ chính sản phẩm của gia đình họ làm ra, một số khác nữa mua tỏi Lý Sơn tận người nông dân và bán tận ngọn cho người tiêu dùng. Phải chăn những người trẻ Lý Sơn bán tỏi quê hương mình chỉ vì chút lợi nhuận kiếm được từ giao dịch kinh doanh hay còn có mục đích gì khác? Nhiều người bán một năm chỉ được trên dưới trăm kg tỏi và đa phần bán cho người quen.
Người dân đang thu hoạch mùa tỏi Lý Sơn.
 –
Vậy lợi nhuận bao nhiêu nhỉ? Thế mà chịu khó quan sát sẽ thấy rất nhiều bạn trẻ Lý Sơn sống ở các tỉnh thành trên cả nước chọn cách làm thêm bằng việc bán tỏi quê hương. Họ đang hy vọng rằng cách này sẽ đưa được tỏi Lý Sơn chính hiệu đến tay người tiêu dùng. Họ đang muốn giữ thương hiệu tỏi của quê hương và giúp người nông dân Lý Sơn có thu nhập cao hơn từ cây tỏi. Dân Lý Sơn hiện nay ở các tỉnh thành rất nhiều, vậy nếu các bạn trẻ đồng lòng tiêu thụ sản phẩm của chính quê hương mình thì có phải các bạn đang ra sức giữ “mạch máu quê hương” luôn lưu thông một cách đều đặn. Bên cạch đó, thu nhập nhỏ từ hoạt động kinh doanh chính là món quà quê hương tặng cho công sức các bạn bỏ ra giữ thương hiệu tỏi quê mình.
 –
Tác giả hy vọng, các bạn trẻ Lý Sơn hãy đồng lòng giữ vững thương hiệu tỏi quê mình. Mỗi bạn trẻ là một đại xứ thương hiệu tỏi Lý Sơn. Với cách này chúng ta sẽ lấy lại niềm tin từ người tiêu dùng cả nước với thương hiệu của quê hương mình.
Theo Ngô Đình Tâm

Đưa ra một phản hồi

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây