Cổng tò vò – Nơi chek-in hàng đầu
Mới đó mà thấm thoát 15 năm rời đất đảo để vào đất liền tìm hiểu kiến và tìm kế sinh nhai như ngày hôm nay. 15 năm rời đảo và đất đảo cũng đã thay da đổi thịt từng ngày khi nhiều khách sạn và nhà nghĩ được mọc lên và đường xá phần nào được chỉnh chu hơn.
Việc đi lại người dân cũng được rút ngắn hơn từ 3 tiếng lênh đênh trên biển cả và giờ chỉ còn 35 phút di chuyển. Ngoài ra khách du lịch biết đến Lý Sơn cũng nhiều hơn với mỗi ngày gần 10 chuyến tàu di chuyển. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được thì Lý Sơn đến hiện nay cũng tồn tại rất nhiều khó khăn mà chính người dân trên đảo đang gặp phải như giá cả vật giá leo thang, mùa màng mất mùa, y tế xuống cấp trầm trọng được người dân đánh giá thua thập niên 1990, nền nông nghiệp thì sa sút hơn hiệu quả kinh tế rất nhiều…Cảm nhận được sự khó khăn vất vả của bà con lúc này, là người trai đất đảo mình xin đề xuất một vài giải pháp để phát triển nền kinh tế hiện đảo. Cần làm ngay và làm liền nếu trong tầm tay của mình. Nếu làm không được thì hô hào sức dân vào cùng nhau xây dựng để hoàn thiện sớm và ổn định nền kinh tế biển đảo
Hòn Đụn Đảo Bé
- Nền kinh tế Ngư Nghiệp và Nuôi trồng thủy sản:
Nhờ vào tính chịu khó và luôn cố gắng khi làm việc nên nền kinh tế ngư nghiệp Lý Sơn được đánh giá là một trong những huyện đóng góp GDP cho tỉnh nhà ở mức thuộc nhóm đầu của Tỉnh. Tuy nhiên để đáp ứng và bền vững hơn nữa thì cần xem xét thêm những khía cạnh sau:
– Phối hợp các nghiệp đoàn nghề cá rà soát lại đội ngũ phương tiện để hoàn thiện cơ cở hạ tầng thông tin cũng như làm việc với ngân hàng đề xuất các gói hỗ trợ để ngư dân tiếp cận đóng tàu to lớn hơn.
– Xem xét rà soát phối hợp để xây dựng đội tàu phục vụ các tàu đánh bắt xa bờ như: cung cấp lương thực và thực phẩm, đóng gói, chế biến sơ hải sản các loại và kể cả hải sản sống để di chuyển vào đất liền đảm bảo con cá tươi ngon và còn giá trị xuất khẩu…
– Đội tàu CSB và dân quân cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong việc cùng với ngư dân bám biển cũng như thông tin liên lạc ngư dân kịp thời tìm nơi trú bão an toàn khi gặp mưa bão hạn chế thiệt hại thấp nhất nếu có.
– Việc nuôi trồng thủy sản cần xem xét đẩy nhanh công tác nuôi các loại rau như rong nho, cum cúm, các loại ốc cừ, nhúm biển và nhiều loại ốc cá có giá trị khác phục vụ cho công tác du lịch trong thời gian đến để tăng thu nhập cho người dân và giúp người dân chuyển đổi ngành nghề…Thêm vào đó khu vực vũng neo đậu nhanh chóng hoàn thiện và xin tỉnh bố trí khu vực cho các bè nuôi trồng thủy sản vào tránh bão có cách biệt với các thuyền hạn chế nước thải dầu các thuyền làm chết cá và hải sản khác…
– Nhanh chóng tiến đến xin đất xây dựng khu con giống cá bớp, tôm và nhiều loại thủy sản khác để kịp thời đáp ứng nhu cầu nuôi trồng của bà con đất đảo…
Bãi tắm tiên – Bãi hang Đảo Bé
- Nền kinh tế Nông Nghiệp Lý Sơn.
Những năm gần đây thời tiết đã rất bất lợi rất nhiều việc này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến bà con làm nông nghiệp mặc dù giá cả những năm gần đây rất hấp dẫn. Để ổn định hơn trong thời gian đến Huyện Lý Sơn cần xem xét những vấn đề sau đây:
– Rà soát chân chỉnh lại đội ngũ các bộ khuyến nông. Xem xét cần thiết xin tỉnh bổ sung những cán bộ kỹ sư có kinh nghiệm và có chuyên môn nông nghiệp để thường xuyên thu thập mẫu bệnh và làm việc với các công ty phân bón hóa chất để có những giải pháp kịp thời xử lý sâu bệnh cho bà con trên đảo.
– Nghiên cứu và định hướng nguồn giống hành và tỏi chất lượng cao để phục vụ bà con cũng như chuyển giao công nghệ cho bà con. Hạng mục này có thể liên hệ với các tỉnh thành có bề dày kinh nghiệm về hành như Sóc Trăng, Phan Trang, Hải Dương…
– Bên cạnh hồ nước ngọt Thới Lới thì cũng nghiên cứu hồ sinh thái nước ngọt khu vực Vũng trũng thuộc thôn đông An Vĩnh. Nơi đây được xem là thấp nhất đảo thuộc xã An Vĩnh. Việc làm hồ này sẽ giúp cho người dân khu vực an Vĩnh có nguồn nước ngọt tưới tiêu đủ cho mùa khô từ tháng 5 đến tháng 8 đảm bảo cây trồng phát triển tốt thay vì lấy nước khoan như hiện nay phần lớn đã bị nhiễm mặn…
Cây Phong Ba cô đơn huyền thoại Đảo Bé trước con bão số 9.
- Nền Kinh tế Du Lịch:
Không chỉ riêng Huyện Lý Sơn mà cả Tỉnh Quảng Ngãi đang định hướng Huyện Lý Sơn sẽ trở thành nền kinh tế du lịch mũi nhọn cho Huyện nhà trong tương lai. Tuy nhiên với những gì đang diễn ra trên đảo để nhanh chóng đạt được thì rất cần những giải pháp kịp thời và căng cơ nhanh chóng để hoàn chỉnh để đưa du lịch bước tiếp trên đà phát triển.
– Cở sở hạ tầng giao thông: Hoàn thiện sớm hoặc nhanh chóng cải tạo con đường từ bùng binh đến Chùa Hang trong thời gian sớm nhất. Con đường dọc bờ biển nên xem xét về nguồn tài chính xin tỉnh hoặc xã hội hóa để nâng cấp con đường này lên. Không nhất thiết làm hết mà chỉ làm một đoạn để du khách đi dọc biển có khu vực để dừng chân ngắm nhìn biển đảo khi đi biển. Cơ sở hạ tầng khu khách sạn Sài Gòn ở khu vực thôn đông xem xét tạo điều kiện để nhà đầu tư tiến hành sớm tạo bộ mặt phát triển khu vực này. Hiện tại rất chi là nhếch nhát và mất mỹ quan.
– Xem xét sớm tận dụng khu vực đất thuộc Cảng Bến Đình cho người dân thuê để kinh doanh hoặc phục vụ các hoạt động ngoài trời như liên hoan và tổ chức các sự kiên liên quan đến đoàn du lịch như team bulding…
– Khu vực danh lam thắng cảnh: Xem xét xây dựng sớm khu vực tường rào hành lang khu du lịch và có biển chào như: Thắng cảnh chùa hang xin kính chào quý khách. Các hạng mục hàng rào có thể xem xét làm bằng ống nhựa giả bê tông. Trong khu du lịch để tăng tính hấp dẫn bức ảnh thì cho phép người dân làm những hình thù dạng lắp ghép có thể di chuyển để cho khách ngồi tạo dáng hay chụp ảnh. Phía bên ngoài hàng rào cần bố trí các nhà vệ sinh di động cho chu khách đi ngoài. Sau khi hoàn thiện các mục này có thể xem xét đến việc thu phí điểm mỗi người 2k đến 3k để trang trãi chi phí vệ sinh hằng ngày khu du lịch. Khu vực hang câu cũng cần thiết rà soát lại và trả lại phần lớn hiện trạng khu vực này…
– Việc đi lại du khách/Người dân: Việc đưa cảng bến đình vào sử dụng cũng là 1 bước ngoặt lớn cho sự thay đổi và tạo du khách cái nhìn mới mẻ và hấp dẫn khi bước chân lên đảo. Tuy nhiên cảng đang gặp một số vấn đề khi gặp thời tiết bất lợi nên cần sư hỗ trợ của cảng lý sơn cũ. Và theo dự kiến sau khi hoàn thiện bờ kè chỗ cảng thì phần lớn sẽ giải quyết được vấn đề này. Nhưng trước mắt cần xem xét vấn đề sau:
+ Thông tin cập cảng Bến Đình hay Lý Sơn cần xem xét báo cáo sớm trước 6h30 sáng để du khách và người dân kịp thời ứng phó và di chuyển.
+ Rà soát lại các dịch vụ để tạo điều kiện cho Người dân Lý Sơn đảm bảo an và có lợi như giảm giá vé người dân trên đảo và không tính dịch vụ đưa đón từ nhà Ga ra Tàu cho dân Lý Sơn.
+ Phối hợp với đài truyền thanh thông tin cho người dân về thay đổi cập cảng.
+ Cần xây dựng khung giá chuyến tàu cấp cứu hợp lý và hợp lòng dân để giúp người dân tiếp cận y tế sớm để vượt qua cơn nguy kịch.
+ Cần xem xét giảm 100% giá vé cho HDV với điều kiện gọn hơn như: Thẻ HDV kèm thèo giấy điều hành tour và danh sách khách tham gia tour. Cần chú ý rằng du lịch các đảo thì lượng du khách đi theo đoàn chiếm đến 60% lượng khách đi hằng năm vì thế các DN vận tải cần xem xét giảm thiểu chút lợi nhuận từ khách đoàn để hướng đến số lượng du khách nhiều hơn và tăng tối đa công suất chạy tận dụng mùa du lịch chỉ diễn ra từ 4 đến 6 tháng trên đảo Lý Sơn…
+ Hạ tầng du lịch: Cần xem xét nghiên cứu đưa khu vực vũng neo đậu cổng tò vò cho người dân thuê mặt nước để đầu tư các nhà bè về ăn uống, caphe, khu vui chơi du lịch dưới nước cho du khách nhằm tăng tính hấp dẫn du khách.
+ Kế hoạch tổ chức các chương trình: Cần dự thảo và lên kế hoạch sớm các chương trình du lịch kết hợp với các nhà tài trợ để quảng bá quảng cáo như: Giải đua thuyền Tứ Linh mỗi năm 2 lần, Giải chạy quanh đảo lớn Lý Sơn, Quanh Đảo Bé, Giải bơi Đảo Lớn sang Đảo Bé và nhiều hoạt động khác nhằm tăng tính kích cầu thu hút khách
+ Về giao thông: CA huyện xem xét có những đặc cách trong kiểm định xe 7C, 16C và tạo điều kiện cho các cá nhân tổ chức mua xe điện thêm phục vụ đưa đón khách cũng như tạo điều kiện giảm thiểu khí thải Carbon trên đảo.
+ Xem xét tạo điều kiện cho tư nhân có nhu cầu sử dụng các khu đất bãi biển để phát triển bãi tắm phục vụ khách du lịch tại khu đó nhằm tăng sức hút du khách.
+ Định hướng xe mô hình khi buôn bán đặc sản và đặc những cái tên làm du khách nhớ mãi như quán chị B tỏi, B Hành, A bánh Ít hoặc Cá Khô…
+ Thường xuyên rà soát các cơ sở kinh doanh ăn uống phục vụ khách du lịch đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và các cơ sở bán hàng quà tặng tránh trộn tỏi giả nhái làm ảnh hưởng hình ảnh Lý Sơn. Tuyệt đối không cho người dân bán hàng rong trong khu vực hành lang du lịch…
Theo Út Hiệp Lý Sơn/ĐLS