Bài số 3: Phát triển bền vững đảo Lý Sơn rất cần rất cần nhất quán từ Trung ương

0
683
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã dành rất nhiều sự quan tâm đối với đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) – một đảo tiền tiêu của tổ quốc. Điều đó chứng tỏ Lý Sơn có 1 vị trí đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam, nhất là trong bối cảnh thế giới rất quan tâm tới khu vực biển Đông.
 
Tuy nhiên, Lý Sơn cần phát triển như thế nào thì vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau. Từ sau Hội thảo quốc gia “Định hướng phát triển và cơ chế, chính sách đặc thù cho huyện Lý Sơn” do Ban Kinh tế TW phối hợp với Tỉnh uỷ Quảng Ngãi tổ chức năm 2014 đến nay, vẫn chưa có một cơ chế, chính sách đặc thù nào được đề cập cụ thể.
 
Chính vì vậy, rất cần có 1 NQ riêng của BCH TW được ban hành để thông nhất chỉ đạo, không thể để chính quyền địa phương phải tự dò tìm và bơi giữa đại dương với những nguy cơ khó lườn.
 
1. Lý Sơn là di sản quốc gia, không phải chỉ của riêng địa phương
 
Lý Sơn là đảo có giá trị tự nhiên và văn hóa nhân văn hiếm và quý. Bên cạnh những giá trị đã nhận thấy được ở quá khứ và hiện tại, thì vẫn còn nhiều giả thuyết khoa học được cho là đang nằm trong kho báu ở Lý Sơn, vẫn còn phải chờ thế hệ tương lai tiếp tục khai thác, giải thích về các quy luật tiến hoá, phát triển của sinh giới, cũng như khám phá các giá trị dược liệu có nguồn gốc từ biển cũng như các khoáng vật kết tinh giữa dung nham núi lửa và đại dương.
 
Tương tự như vậy, đối với khía cạnh văn hoá nhân văn, chúng ta cũng chỉ mới khám phá 1 phần đất và người Lý Sơn, mà chắc chắn vẫn còn đó nhiều thứ chưa hiểu hết, chưa đủ chứng cứ hoặc ẩn chứa phía sau những chứng cứ chờ thời điểm thích hợp để công bố. Đó là tài sản quốc gia và là báu vật để khẳng định chủ quyền!
 
Mặt khác, tất cả các di sản quốc gia về văn hoá nếu chúng ta biết cách bảo tồn thì chúng sẽ phát triển theo chiều hướng tích cực. Nếu không thì mỗi ngày một mai mọt và biến mất khỏi cộng đồng và mất khỏi hệ thống tri thức của nhân loại.
 
Chính quyền Trung ương và Quảng Ngãi vừa qua đã chủ trương thành lập Khu bảo tồn biển Lý Sơn và Công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn – Sa Huỳnh là những chủ trương và hành động đúng đắn, phù hợp với xu thế hội nhập. Nếu thực hiện đúng như các quy ước, quy định về công viên địa chất toàn cầu và khu bảo tồn biển sẽ chứng tỏ thế hệ của chúng ta đã nhận thức đúng Lý Sơn là di sản chung của quốc gia, quốc tế chứ không chỉ là của riêng địa phương.
 
2. Quản lý phát triển Lý Sơn phải có mô hình và cơ chế đặc thù
 
Trong khoa học quản lý bao giờ cũng phân biệt giữa cái chung và cái riêng. Xuất phát từ vị trí, đặc điểm đặc thù của Lý Sơn, cần xem xét ở cách tiếp cận khác, với mô hình quản lý riêng, với cơ chế, chính sách đặc thù chứ không thể tiếp cận giống như ở đất liền (chủ trương hiện đại hoá, đô thị hoá một cách nhanh chóng)!
 
Trước hết, phải xác định chiến lược phát triển Lý Sơn là kinh tế du lịch dựa vào biển đảo và văn hoá truyền thống. Với việc xác định như vậy thì tài nguyên du lịch ở đây (kể cả tự nhiên lẫn văn hoá) phải được bảo vệ và khai thác hợp lý. Nếu suy thoái và cạn kiệt tài nguyên thì kinh tế sẽ suy thoái theo và tất nhiên là sẽ thiếu bền vững.
 
Thứ hai, đối tượng quản ý và hưởng lợi phải được xác định chính là cộng đồng địa phương. Khách du lịch phải được xác định là “du khách văn minh” với việc “chấp nhận trả phí” và “sẵn sàng trả lệ phí” – Mô hình này cũng đã được nhiều nước áp dụng có hiệu quả.
 
Như vậy, chúng ta sẽ thiết lập mô hình từ đầu vào đến đầu ra của một “hệ sinh thái” du lịch có tính hệ thống, chứ không phải mạnh ai nấy làm.
 
Mô hình đồng quản lý sẽ được thiết lập, mà chính quyền cũng chỉ là 1 “mắc xích” – không phải là người có quyền quyết định tuyệt đối. Quá trình quản lý từ lập kế hoạch, thực hiện, giám sát phải có sự đồng tham gia. Đây cũng không phải mô hình mới và cũng đã được kiểm chứng thành công ở nhiều nơi.
 
Đối với Lý Sơn, để mô hình trên có cơ sở thực hiện, thì Trung ương cũng cần phải có chủ trương nhất quán mà cụ thể là nên ban hành 1 Nghị quyết chuyên đề về Lý Sơn.
Tiếp theo đó, địa phương sẽ triển khai với sự tư vấn của tổ chức chuyên môn có kinh nghiệm và uy tín. Xây dựng quy chế, quy định; thiết lập mạng lưới truyền thông, hệ thống giáo dục, đào tạo cho các bên đồng tham gia…
Tất cả sẽ được xây dựng một cách đồng bộ có lộ trình cụ thể, phù hợp với thực tế. Từ đó, khi triển khai áp dụng mới có tính khả thi; có hiệu quả cao nhất và bền vững.
 
Với những bước đi vững chắc như vậy, thì chắc chắn Lý Sơn sẽ phát triển bền vững; Việt Nam sẽ có thêm 1 điểm du lịch lý tưởng, tạo điểm nhấn hấp dẫn để cạnh tranh với thị trường du lịch trong khu vực!
 
P/s tối ni, tố ra Ba Đình để sáng mai bố cố thiên đình.
Bài cuối cho 1 kỳ…để về ăn tết cho nó kỹ!
Theo Hương Sáng (Fb)

Đưa ra một phản hồi

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây