Thắng cảnh núi Ấn – Sông Trà tỉnh Quảng Ngãi
Năm 1832, tỉnh Quảng Ngãi được thành lập, là 1 trong 30 tỉnh của cả nước. Từ năm 1909 đến năm 1945, tỉnh có 4 phủ: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức và 2 huyện Nghĩa Hành, Đức Phổ. Sau Cách mạng tháng Tám, ban đầu tỉnh mang tên liệt sĩ Lê Trung Đình, sau phục hồi tên cũ.
1.Ý ngҺĩa tên gọi các địa danҺ Quảng Ngãi
Quảnց Nցãi vốn tҺuộc pҺủ Tư NցҺĩa, tҺừa tuyên Quảnց Nam, được ҺìnҺ tҺànҺ sau kҺi nҺà Lê mở rộnց bờ cõi về pҺía Nam. Tên ցọi địa danҺ Quảnց Nցãi manց ý nցҺĩa ցì?
Nằm ở kҺu vực Nam Trunց Bộ, tỉnҺ Quảnց Nցãi là một địa pҺươnց ցiàu truyền tҺốnց lịcҺ sử và cũnց là một vùnց đất có nҺiều tҺắnց cảnҺ. Tên ցọi địa danҺ Quảnց Nցãi Һàm cҺứa một ý nցҺĩa sâu xa mà kҺônց pҺải ai cũnց biết.
ẢnҺ: TҺànҺ pҺố Quảnց Nցãi nҺìn từ núi TҺiên Ấn.
Nցược dònց lịcҺ sử, Quảnց Nցãi vốn tҺuộc pҺủ Tư NցҺĩa, tҺừa tuyên Quảnց Nam, được ҺìnҺ tҺànҺ sau kҺi nҺà Lê mở rộnց bờ cõi về pҺía Nam. Năm 1602, pҺủ Tư NցҺĩa đổi tҺànҺ pҺủ Quảnց NցҺĩa.
ẢnҺ: Đồnց lúa ở Đức PҺổ, Quảnց Nցãi.
Năm 1776, pҺủ Quảnց NցҺĩa được nҺà Tây Sơn đổi tҺànҺ Һòa NցҺĩa, rồi năm 1803 lại được nҺà Nցuyễn đổi lại tҺànҺ Quảnց NցҺĩa.
ẢnҺ: Ruộnց muối Sa ҺuỳnҺ, Quảnց Nցãi.
Tronց tên ցọi Quảnց NցҺĩa, cҺữ “Quảnց” nցҺĩa là “rộnց lớn”, còn NցҺĩa “nցҺĩa kҺí”. “Quảnց NցҺĩa” có tҺể được Һiểu là một miền đất tràn đầy nցҺĩa kҺí. ẢnҺ: Quanց cảnҺ trên núi PҺú TҺọ, một danҺ tҺắnց của Quảnց Nցãi.
Năm 1832, từ nҺữnց vùnց đất tҺuộc pҺủ Quảnց NցҺĩa, tỉnҺ Quảnց Nցãi cҺínҺ tҺức được tҺànҺ lập. Vì sao tên ցọi Quảnց NցҺĩa cҺuyển tҺànҺ Quảnց Nցãi, sử sácҺ kҺônց ցҺi rõ. Xunց quanҺ vấn đề này có nҺiều quan điểm kҺác nҺau.
ẢnҺ: Cổ Lũy cô tҺôn, một tҺôn xóm cổ ở Quảnց Nցãi.
Năm 1832, tỉnh Quảng Ngãi được thành lập, là 1 trong 30 tỉnh của cả nước. Từ năm 1909 đến năm 1945, tỉnh có 4 phủ: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức và 2 huyện Nghĩa Hành, Đức Phổ. Sau Cách mạng tháng Tám, ban đầu tỉnh mang tên liệt sĩ Lê Trung Đình, sau phục hồi tên cũ.
Thời gian 1955-1974, Quảng Ngãi có 10 quận. Ngày 20-9-1975, nhập hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định thành tỉnh Nghĩa Bình. Đến ngày 1-7-1989, lại tách thành hai tỉnh như cũ. Ngày 12-12-2013, thành lập thành phố Quảng Ngãi. Hiện nay, tỉnh có diện tích 5.135,2km2, dân số 1.196.3000 nhân khẩu (2006).
Đầu tiên, việc đổi từ “NցҺĩa” tҺànҺ “Nցãi” có tҺể là do kiênց Һúy liên quan đến triều Nցuyễn. Tuy nҺiên, đọc lại sử sácҺ kҺônց tҺấy có nҺân vật nào của Һoànց tộc Nցuyễn manց tên NցҺĩa ở ցiai đoạn này.
ẢnҺ: CҺùa TҺiên Ấn ở Quảnց Nցãi.
Vì vậy, cácҺ lý ցiải Һợp lý Һơn là từ “NցҺĩa” đã cҺuyển tҺànҺ “Nցãi” do sự biến âm từ các pҺươnց nցữ Nam Trunց Bộ. TҺeo đó, cҺữ “NցҺĩa” ở nҺiều nơi tҺuộc vùnց này đọc tҺànҺ “Nցữa”, rồi “Nցỡ”, sau biến tҺànҺ “Nցỡi”…
ẢnҺ: BệnҺ xá Đặnց TҺùy Trâm ở Quảnց Nցãi.
Nցười dân đọc “Nցỡi” mà kҺônց biết pҺải viết nҺư tҺế nào vì tronց từ vựnց Һán – Việt kҺônց có từ “Nցỡi”, cuối cùnց ký âm ra tҺànҺ “Nցãi”. Từ đó có tên ցọi địa danҺ Quảnց Nցãi nҺư nցày nay.
ẢnҺ: TҺáp nước cổ ở tҺànҺ pҺố Quảnց Nցãi.
Dù sự tҺật nҺư tҺế nào tҺì tinҺ tҺần “Quảnց NցҺĩa” vẫn luôn được nցười Quảnց Nցãi duy trì qua các tҺời kỳ lịcҺ sử. NҺiều ցươnց mặt lỗi lạc của nước Việt có sự nցҺiệp ցắn với mảnҺ đất này.
ẢnҺ: Mộ nҺà yêu nước ҺuỳnҺ TҺúc KҺánց trên núi TҺiên Ấn, Quảnց Nցãi.
PҺát Һuy sức mạnҺ của miền đất “tràn đầy nցҺĩa kҺí”, nցày nay tỉnҺ Quảnց Nցãi có vai trò quan trọnց tronց pҺát triển kinҺ tế miền Trunց. Trên bản đồ du lịcҺ, kҺu cҺứnց tícҺ Sơn Mỹ và đảo Lý Sơn là nҺữnց địa điểm nổi bật, tҺu Һút đônց đảo du kҺácҺ tronց và nցoài nước ở nơi đây.
ẢnҺ: KҺu cҺứnց tícҺ Sơn Mỹ. (Theo Quốc Lê/TT&CS)
2.Ý nghĩa và sự liên kết các tên gọi các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Ngãi
Trải qua tiến trình lịch sử hình thành, các huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng cuối cùng giữ lại các tên (theo thứ tự từ Bắc vào Nam) là: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức và Đức Phổ. Thoạt nhìn ta đã thấy nó hình thành các cặp: Bình Sơn- Sơn Tịnh, Tư Nghĩa- Nghĩa Hành, Mộ Đức- Đức Phổ và ta có thể thấy ngay việc đặt các tên này là có chủ đích, đặc biệt là ý nghĩa và sự kết nối logic hiếm có.
Ý nghĩa của các tên gọi 6 huyện đồng bằng hiện nay:
– Bình Sơn: san phẳng núi non (mang hàm ý cha ông ta vào khai phá vùng đất mới và mở mang bờ cõi, dẹp yên mọi chướng ngại và chống đối của kẻ thù);
– Sơn Tịnh: núi non đã yên ổn (mang hàm ý vùng đất mới đã yên ổn, mọi chướng ngại đã được dẹp yên, có thể an cư và lạc nghiệp);
– Tư Nghĩa: suy nghĩ đến việc nghĩa;
– Nghĩa Hành: tiến hành làm việc nghĩa, làm những việc đúng với đạo lý;
– Mộ Đức: yêu mến đức tính tốt;
– Đức Phổ: phổ biến cái đức, đức rộng lớn, khắp mọi nơi.
Qua đó cho thấy tên gọi 6 huyện đồng bằng tỉnh ta hình thành các cặp Bình Sơn – Sơn Tịnh, Tư Nghĩa – Nghĩa Hành, Mộ Đức – Đức Phổ. Như vậy không chỉ có sự gắn kết bổ sung về nghĩa mà còn có liên kết về từ và vần.
Quá trình hình thành tên gọi 6 huyện đồng bằng:
Thông thường việc đặt tên tỉnh, huyện, xã có thể theo đặc điểm tự nhiên, nghề nghiệp, sinh hoạt, hoặc theo ý chí, ước nguyện hay với một nghĩa bóng nào đó. Ví dụ: Thăng Long: rồng bay lên; Hà Nội: phía trong các con sông (sông Hồng và sông Đáy); Thái Bình: bình yên, không có chiến tranh; Phú Yên: giàu có và yên ổn…
Đối với tỉnh Quảng Ngãi: Từ thời nhà Lê đã đặt tên vùng đất tỉnh Quảng Ngãi hiện nay là phủ Tư Nghĩa gồm có 3 huyện là: Bình Sơn (平 山), Nghĩa Giang (義 江) và Mộ Hoa (慕 花) đều có ý nghĩa hay và có sự liên kết với nhau.
+ Bình Sơn 平 山 (như đã giải thích ở trên).
+ Nghĩa Giang 義 江: nghĩa khí như sông lớn. (Sau này Nghĩa Giang được đổi thành Chương Nghĩa (彰 義): nghĩa khí rực rỡ, sáng ngời.).
+ Mộ Hoa 慕 花: yêu mến cái đẹp. (Sau đó vì kỵ húy đã đổi Mộ Hoa thành Mộ Đức 慕 德: Yêu mến cái đức, việc tốt).
Tiếp theo trong quá trình hình thành phát triển tỉnh Quảng Ngãi, 3 huyện ban đầu đã tách ra thành 6 huyện như hiện nay song vì sao các huyện lại có tên gọi gắn kết hình thành các cặp: Bình Sơn- Sơn Tịnh, Tư Nghĩa- Nghĩa Hành, Mộ Đức- Đức Phổ?
+ Huyện Sơn Tịnh được tách ra từ huyện Bình Sơn. Nhưng tại sao không lấy một cái tên khác, ví dụ Sơn Tân, Sơn Giang, Sơn Thủy… mà là Sơn Tịnh. Là vì chỉ có Sơn Tịnh (núi non đã yên ổn) kết hợp với Bình Sơn (san phẳng núi non) mới có đầy đủ ý nghĩa khi tách ra từ huyện Bình Sơn.
+ Huyện Đức Phổ được tách ra từ huyện Mộ Đức. Một câu hỏi đặt ra tương tự và được lý giải là vì chỉ có Đức Phổ (đức rộng lớn, khắp mọi nơi, hay phổ biến cái đức) mới có thể bổ sung đầy đủ cho Mộ Đức (yêu mến cái đức).
+ Huyện Chương Nghĩa được tách ra thành phủ Tư Nghĩa và châu Nghĩa Hành, sau này thành 2 huyện Tư Nghĩa và Nghĩa Hành.
Ở đây ta thấy cũng là tách huyện (lúc tách gọi là châu, sau đổi thành huyện) cùng một thời điểm nhưng Bình Sơn và Mộ Đức vẫn giữ nguyên tên của huyện cũ và chỉ thêm 2 huyện mới tách là Sơn Tịnh và Đức Phổ, còn Chương Nghĩa tại sao lại đổi thành Tư Nghĩa, trong khi cái tên Chương Nghĩa rất hay và có nhiều ý nghĩa như vậy?
Tới đây ta tiếp tục thấy được chủ đích rất rõ ràng, sự uyên bác và thâm thúy của người đặt tên huyện mới lúc bấy giờ. Nếu vẫn giữ tên Chương Nghĩa và thêm huyện mới là Nghĩa Hành (hoặc một cái tên có ý nghĩa mà bắt đầu bằng từ Nghĩa) thì vẫn thành cặp Chương Nghĩa- Nghĩa Hành, giống như các cặp Bình Sơn- Sơn Tịnh và Mộ Đức- Đức Phổ, cớ sao mà phải đổi tên huyện cũ?
Phải chăng, vì rằng chỉ một mình cái tên Chương Nghĩa (nghĩa khí rực rỡ, sáng ngời) cũng đã bao hàm đầy đủ ý nghĩa mà không cần sự bổ sung hay kết hợp của cụm từ Nghĩa Hành (tiến hành làm việc nghĩa) hay một cái tên nào khác có ý nghĩa kết hợp và bổ sung cho nó. Việc thay Chương Nghĩa thành Tư Nghĩa (suy nghĩ đến việc nghĩa) mới có sự kết hợp hoàn hảo với Nghĩa Hành (tiến hành làm việc nghĩa) và đảm bảo tính logic với các cặp Bình Sơn- Sơn Tịnh và Mộ Đức- Đức Phổ.
Như vậy, có thể khẳng định việc đặt tên các huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi là có chủ đích, đặc biệt là ý nghĩa của tên các huyện thể hiện ý chí dời non lấp biển, đề cao nghĩa khí, đức độ của ông cha ta lúc bấy giờ, đồng thời tạo sự gắn kết logic về nghĩa và từ thật độc đáo và lý thú vậy./.
Giải thích một số từ (theo từ điển Hán – Việt):
Tư 思: nghĩ, suy nghĩ, nghĩ đến, lo liệu.
Nghĩa 義: Sự tình đúng với lẽ phải, thích hợp với đạo lí; nghĩa khí.
Bình 平: san, san bằng, san phẳng, dẹp yên, trị.
Sơn 山: núi, non.
Tịnh 靖: yên ổn, yên tĩnh.
Giang 江: sông lớn.
Chương 彰: rực rỡ, rõ rệt.
Hành 行 : đi, làm, thi hành, chấp hành, tiến hành.
Mộ 慕: yêu mến, hâm mộ, ngưỡng mộ, mến mộ.
Hoa 花: xinh, đẹp.
Đức 德: đạo đức, thiện.
Phổ 迺: Rộng lớn, khắp, phổ biến.
KS.Huỳnh Văn Tố – PCT Liên hiệp Hội tỉnh Quảng Ngãi (Theo Bản tin Khoa học và Đời sống số 04/2015)
3. Nguồn gốc- ý nghĩa của một số địa danh Quảng Ngãi
Thiên Ấn
Núi Thiên Ấn nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, cách Quốc lộ 1 không xa và cận đường Quốc lộ 24B (Quán Cơm- Sa Kỳ) cách thị xã Quảng Ngãi 3,5km về hướng đông bắc, thuộc thị trấn Sơn Tịnh, thường được người xưa xem là « đệ nhất thắng cảnh » của tỉnh Quảng Ngãi.
Núi Ấn – Sông Trà Quảng Ngãi. Ảnh: Trần Trọng Vinh
Núi Thiên Ấn (hay còn gọi tắt là núi Ấn) cao 106m, dáng núi hình thang cân, nhìn từ phía hữu ngạn sông Trà, tựa như chiếc ấn của trời cao niêm xuống dòng sông. Vì vậy người xưa gọi đây là « Thiên Ấn niêm hà » (ấn trời đóng trên sông) với niềm tin đây là một ngọn núi thiêng chi phối lịch sử và con người Quảng Ngãi.
Long Đầu
Long Đầu hay Đầu Rồng là tên một ngọn núi nằm sát đường Thiên Lý Bắc – Nam xưa kia và là Quốc lộ 1 ngày nay. Núi thuộc làng Phú Nhơn, nay thuộc thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh, ở bờ bắc sông Trà, ngay tại đầu cầu Trà Khúc. Thật ra ngọn núi này chỉ là đoạn cuối của một dãy núi thấp kéo dài từ làng Tham Hội huyện Bình Sơn ở phía đông bắc chạy theo hướng tây nam, đụng vào vực sông Trà Khúc. Hình núi chạy dài khuất khúc, chân núi choải ra và đầy cây cối, làng mạc, lưng núi cong võng như mình rồng. Khi đến sông Trà, núi đột ngột nhô cao như đầu rồng nên có tên gọi là Long Đầu (Đầu Rồng). Đoạn sông Trà ở đây dòng chảy đào sâu thành vực, từ dưới chân núi ngâm dưới vực sông, đất đỏ ngấm ra đỏ ối, nước sông vỗ vào các mõm đá, cuộn réo khiến người xưa tưởng tượng là đầu rồng giỡn nước nên gọi là Long Đầu hý thủy. Đất đỏ từ « đầu rồng » chảy ra đỏ ối được giải thích bằng huyền thoại Cao Biền đến đây yểm « long mạch » và huyền thoại Vua Nam Chiếu bên bờ sông Trà cũng gắn với địa danh này.
“Long đầu hý thủy” (đầu rồng rỡn nước), là một trong mười cảnh đẹp của tỉnh Quảng Ngãi, từng được Nguyễn Cư Trinh, một thi sĩ nổi tiếng giữa thế kỷ 18 ngâm vịnh :
Non sông đâu cũng có non sông
Có cảnh Long Ðầu hý thủy không?
Ngó lại cây xanh năm rẻ rực
Phun ra nước chảy một dòng trong
Sách Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử nhà Nguyễn biên soạn có đoạn chép : « Núi Đầu Rồng », tức Long Đầu, cách huyện Bình Sơn 31 dặm về phía nam, hình thế khuất khúc, sống núi từ núi Sâm Hội chạy về nam, đến vực sông Trà Khúc thì dừng, hình như rồng thần hút nước, nên gọi tên thế. Trên núi có miếu cổ thờ Long Vận tướng quân, sườn núi có ba đường đi đều sâu như giếng. Tương truyền hồi Cao Biền nhà Đường cưỡi diều giấy đến đây yểm long mạch, hoang đường không tin được. Trong tập « Mười cảnh Quảng Ngãi » có một đề là « Long Đầu hý thủy » tức là núi này.
Thình Thình
Núi Thình Thình cao khoảng 168m so với mực nước biển, nằm trong địa phận hai xã Bình Tân và Bình Thanh, huyện Bình Sơn. Núi cấu tạo giống như hình một chú cá sấu khổng lồ, phía đông và phía tây chênh nhau chạy theo dãy núi Phượng Hoàng, phía bắc cắt trũng chạy dài đến mũi Ba Làng An.
Đường lên núi Thình Thình quanh co, quanh các sườn núi cỏ tranh mọc dày, màu xanh dưới chân núi hiện lên tươi sáng và đậm đà vào những ngày trời trong xanh. Sườn núi phía Tây giáp thôn Tham Hội xã Bình Thanh là một rừng cây cổ thụ với nhiều loại gỗ quý như lim, trâm, chỉ… Ngoài ra, trên núi còn có một số động vật quý hiếm như cò trắng, cò đen, tê tê, trăn, rắn, khỉ, nhím… và các loại chim quý khác.
Núi sở dĩ có tên gọi như vậy vì khi con người dậm chân xuống mặt bằng của núi thì phát ra âm thanh « thình thình ». Núi Thình Thình là một cảnh đẹp, thiên nhiên ở đây thơ mộng và huyền bí, có giá trị rất lớn về mặt tham quan du lịch. Bên cạnh đó, nó còn có giá trị về mặt khoa học trong nghiên cứu quá trình hình thành địa tầng của vùng đất.
Tuyền Tung- Vực Bà
Suối Tuyền Tung (khe Tung) là một dòng hợp lưu của sông Trà Bồng, nằm ở vùng núi rừng phía tây huyện Bình Sơn. Sở dĩ có tên khe Tung vì dòng chảy của suối theo hướng bắc- nam, hơi chếch về phía đông, từ trong khe núi, dòng suối chảy ra, vượt qua một tảng đá lớn bổ nhào xuống vực Bà sâu thẳm, thành dòng thác, bọt nước tung bay như khói nên người xưa còn gọi đây là suối Bay.
Thác Tuyền Tung – Bình Sơn, Quảng Ngãi
Tương truyền, dưới vực sâu chân thác có đôi cá thia vàng, to như bánh xe và con tôm mình lớn như cột đình, dân gian gọi là cá Bà, tôm Bà. Những ngày trời trong gió mát, vào đúng chính ngọ, tôm Bà, cá Bà nổi lên bơi lội tung tăng, khoe sắc màu rực rỡ. Cũng theo lời truyền ngôn, những khi trời nắng lâu, nghe tiếng cá quẫy đuôi, trời lại mưa.
Trước đây, suối Tuyền Tung, vực Bà là vùng núi rừng thâm u, cây cối rậm rì, nhiều cây đại thụ to mấy người ôm không xuể. Dưới mặt đất ken dày chân muông thú, trên cành cây vắt vẻo những tổ chim, người dân quanh vùng tin rằng đây là chỗ riêng của Bà, thiêng liêng huyền bí nên chẳng mấy ai mon men lui tới.
Ông Nghè
Cấm Ông Nghè thuộc địa phận thôn Năng Tây, xã Nghĩa Phương, huyện Tư Nghĩa. Từ tỉnh lị đến cấm chừng 8km về phía Nam. Nhưng lấy mốc là cầu Cây Bứa trên Quốc lộ 1 theo hướng tây đến cấm chỉ hơn một cây số. Cấm rộng một mẫu bảy, có hình bầu dục, na ná như trái xoài. Giữa đồng trống mênh mông nổi lên ngọn núi đá làm cho cấm đầy huyền bí.
Ông Nghè tên thật là Nguyễn Tộ, sinh năm 1888, mất năm 1966. Trước đây cấm thuộc phần đất của ông, qua bao đời, núi được chăm sóc cẩn thận. Nhà ông Nghè ở ngay chân núi cấm nên tên ông được người đời đặt cho vùng đất ấy.
Chuyện xưa kể lại, trước đây đất đai của ông Nghè rộng vô kể. Ông tổ của ông Nghè chính là vị Tiền hiền, vỡ hoang khai hóa, sáng lập nên vùng đất. Trong quá trình khai khẩn, ông phát hiện thấy hòn núi lạ, cho là điềm lành, bèn sai người dọn dẹp sạch sẽ, hương đèn kính cẩn. Tương truyền cấm Ông Nghè rất thiêng. Vào những đêm trời quang mây tạnh, không khí trong lành, hay có thần giáng hạ. Đó là một chùm sáng khi trắng, khi xanh, khi đỏ từ trên cao nhằm cấm mà sà xuống. Người dân trong vùng bảo có điềm lành tiền báo cho một mùa lúa bội thu. Những người chặt cây, săn thú, bẫy đá ở cấm trước đây, về sau làm ăn không khá lên được, phần lớn số phận chìm nổi, nay đây mai đó. Trước mặt cấm là tảng đá to bằng cái nhà. Trong cấm, ngay cổng ra vào, có cái miếu rêu phong cổ kính, ngót trăm tuổi là miếu thờ bà Chúa Ngọc. Sau miếu Bà, chệch bên phải là miếu Ông, nhỏ hơn và có năm tuổi ít hơn thờ ông Mã Thái Giám. Lễ cúng được tổ chức định kỳ hàng năm vào ngày 20 tháng 3 âm lịch.
Thời ông Nghè, những nhà hiền triết, những bậc túc nho, những bằng hữu tri âm tri kỉ xa gần quần tụ về đây uống rượu, uống trà để đàm đạo và làm thơ vịnh cảnh.
Răng Cưa
Từ vùng ven biển phía bắc tỉnh Quảng Ngãi, nhìn lên lớp lớp dãy Trường Sơn phía tây tỉnh, ta dễ dàng nhận ra hình dạng dãy núi nhấp nhô chia cắt từng khúc như hình răng cưa nên có tên gọi như vậy. Về Trà Bồng nói đến núi Răng Cưa thì dân Cor nơi đây ai cũng biết. Núi thuộc xã Trà Hiệp, hơi chếch về phía tây- tây bắc huyện Trà Bồng và bên cạnh huyện Trà Mi của tỉnh Quảng Nam. Núi Răng Cưa nổi tiếng không chỉ vì độ cao, mà chính vì hình dạng độc đáo của nó. Truyện cổ dân tộc Cor bản địa kể rằng : Xưa kia có nàng công chúa con vua trời (Mặt Ngây) xinh đẹp nhưng thích phiêu lưu, thích cưỡi ngựa, bắn cung, đua thuyền. Nàng tâu xin vua cha cho thần mưa phun nước ngập hết khắp nơi, khắp vùng Trà Bồng chỉ còn mấy ngọn núi là nhô đầu lên khỏi mặt nước. Công chúa cùng đoàn nữ tì mặc sức bơi thuyền rong chơi trên mặt nước mênh mông như biển cả. Mỗi lần qua một ngọn núi, nàng đều ngỏ lời xin thần núi cho mình chèo thuyền vượt qua. Lần nào thần núi cũng nể mặt mở cửa cho đi, lâu dần nàng đâm ra hách dịch, cứ tự tiện cho lính mở cửa để băng qua. Đến lần nọ, thần núi giận lắm, bèn đóng chặt cửa. Không ngờ lần này có cả Mặt Ngây cùng đi với công chúa ngắm cảnh. Mặt Ngây cả giận nên ra lệnh cho ba chiếc thuyền xuyên vút qua núi, núi liền lở thành ba đường mà thuyền chỉ hơi tròng trành. Ba đường do mũi thuyền cắt ra ấy có hình dạng như những chiếc răng của lưỡi cưa nên gọi là núi Răng Cưa.
Núi Răng Cưa – Trà Bồng, Quảng Ngãi
Khác với nhiều ngọn núi khác, núi Răng Cưa có đến ba đỉnh nhọn hoắt trên đầu núi gây nên một ấn tượng khó quên. Ở huyện Trà Bồng, nếu núi Cà Đam cao nổi tiếng như là tượng trưng cho dân tộc Cor anh dũng chống ngoại xâm từ những năm 30 cho đến cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi tháng 8.1959, thì núi Răng Cưa lại gắn liền với huyền thoại và như một hình ảnh tiêu biểu của thiên nhiên nơi đây : lớp lớp núi đồi lởm chởm, sông núi chia cắt vùng đất một cách bạo liệt. Nhìn núi Răng Cưa người ta thấy ngay được đặc điểm của cả một vùng sông núi Trà Bồng.
Người dân vùng quê Ấn – Trà ngày ngày vẫn truyền nhau bài ca dao ca ngợi các đặc sản của quê mình gắn liền với các địa danh nổi tiếng :
”Chim mía Xuân Phổ
Cá bống Sông Trà
Kẹo gương Thu Xà
Mạch nha Mộ Đức”
Theo LYSONTRAVEL.vn t/h